Lễ phát động phong trào thiếu niên vui khỏe chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đăng lúc: 14:15:21 22/03/2024 (GMT+7)

HĐĐ THÀNH PHỐ SẦM SƠN

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH QUẢNG ĐẠI

***

 

 

               ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Quảng Đại, ngày 18 tháng 3 năm 2024

 

CHƯƠNG TRÌNH

“NGÀY HỘI THIẾU NHI VUI KHỎE”

1. Chào cờ theo nghi thức Đội

2. Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu

   Kính thưa các vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023 - 2024; Công văn số: Số: 05 - CV/ĐTN ngày 06/03/2024  tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe” phát động thi đua tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và tuyên truyền các hoạt động chào mừng nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).

Thực hiện sự chỉ đạo của Hội Đồng Đội TP Sầm Sơn, Hôm nay Liên đội Trường TH Quảng Đại long trọng tổ chức  “Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe năm học 2023-2024”. Tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi truyền thống vẻ vang 93 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm thi đua học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của thiếu nhi Việt Nam. Tạo sân chơi lành mạnh để các em thiếu nhi được giao lưu, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; rèn luyện sức khỏe; phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong các hoạt động của Đội, thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Đến dự Ngày hội hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:

* Về phía BGH nhà trường xin chân trọng giới thiệu:

- Cô: Đỗ Thị Thuý– BTCB – Hiệu trưởng nhà trường

- Cô: Nguyễn Thị Dung – PBTCB - PHT nhà trường

- Cô La Thị Thảo – CT công đoàn nhà trường.

- Thầy: Đào Đình Hưởng – BT Đoàn trường.

- Trong ngày hội hôm nay còn có sự có mặt của các đồng chí là Cán bộ, giáo viên, nhân viên và các học sinh nhà trường, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

4. Thông qua chương trình ngày hội

Tiếp theo tôi xin thông qua chương trình Ngày hội thiếu nhi vui khỏe  ngày hôm nay:

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI

1 Tập hợp, ổn định đội hình.

2. Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

5. Phát biểu khai mạc Ngày hội gắn với hưởng ứng 7 tuần thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

6. Sinh hoạt chủ điểm: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” với hình thức xem phim tư liệu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

7. Đồng diễn sân trường trên nền nhạc bài hát: Tự hào Thiêú nhi Việt Nam – Kun học tốt. Các hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho các em học sinh

8. Bế mạc ngày hội

5. Phát biểu khai mạc.

 Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời Đ/C: Đỗ Thị Thuý, lên khai mạc ngày hội.

                                        Xin trân trọng kính mời!

7. Ôn lại lịch sử chiến thắng điện Biên Phủ và phát động thi đua tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024)

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thế các em học sinh thân mến! Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lặp lại hoà bình ở Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta giải phóng một nửa đất nước, đưa miền Bắc tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa.

Tóm tắt diễn biến và kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch

Ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn mạnh, quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp. Cuộc kháng chiến đã chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương.
- Bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra một giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lặp lại hoà bình ở Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta giải phóng một nửa đất nước, đưa miền Bắc tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa.
- Khẳng định sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Liên Xô và Trung Quốc.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân ta.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.

- Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

- Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng to, gió cả đi đến bến bờ vinh quang, chúng ta cần phải thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước và quy định của địa phương, chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chúng ta tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tư lệnh Quân đội, trực tiếp là Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Chúng ta mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn của các cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh… đã đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ vì độc lập, tự do của Tổ quốc./.

PHÁT ĐỘNG THI ĐUA

1. Thi đua học tốt

- Học thuộc bài, làm bài tập về nhà và soạn bài mới đầy đủ.

- Thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà.

- Đi học đúng giờ, tự giác học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến trong mỗi buổi học.

- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp; phấn đấu học tập ngày càng tốt hơn.

- Trung thực trong học tập, làm bài kiểm tra, thi học kỳ, thực hiện tốt lời dặn dò của thầy cô giáo sau mỗi buổi học.

- Thực hiện được các chức năng cơ bản của máy vi tính, sử dụng hiệu quả các ứng dụng học tập trực tuyến theo chương trình của nhà trường.

- Biết sử dụng một số câu chào hỏi, giao tiếp cơ bản của một ngoại ngữ.

- Mỗi học kỳ tham gia ít nhất một trong các hoạt động: STEM; giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm của lớp, của trường; sân chơi "Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí" hoặc một trong các sân chơi về học tập, cuộc thi về sáng tạo, khoa học.

- Có phương pháp tự học tốt, chủ động trao đổi với bạn, với thầy các nội dung học tập và biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học trong cuộc sống, trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Vận động khỏe mạnh                                 

- Thuộc và thực hiện đầy đủ bài tập thể dục giữa giờ của nhà trường.

- Có ý thức thường xuyên vận động cơ bản, thực hiện được các kĩ  năng vận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi hàng ngày.

- Tham gia và luyện tập thường xuyên ít nhất một môn thể thao: Bóng đá, cầu lông, chạy bộ, võ thuật, aerobic, nhảy…

- Tích cực tham gia các hoạt động thể thao trong và ngoài trường học để rèn luyện sức khỏe. 

- Tự giác tập luyện và vận động các thành viên trong gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cùng tham gia rèn luyện sức khỏe với tinh thần “Cùng em vận động 30 phút mỗi ngày”.

- Biết thực hiện vệ sinh chung, tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày.

- Biết và thực hiện được các yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, tăng cường thể lực cho sức khỏe.

3. Bảo vệ môi trường

 - Tham gia lao động phụ giúp gia đình theo khả năng của mình; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp; giữ vệ sinh, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch đẹp. Mỗi tuần tham gia ít nhất một buổi lao động vệ sinh trường lớp, khu dân cư.

 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thực hiện tốt việc phân loại rác tại nhà và nơi công cộng; hạn chế sử dụng túi ni lông và các vật dụng từ nhựa dùng một lần.

 - Rèn luyện ý thức tiết kiệm, thực hiện các hoạt động tái chế từ các vật liệu bỏ đi làm thành những sản phẩm hữu ích...

- Tích cực tham gia chăm sóc và bảo vệ công trình măng non của chi đội, liên đội, nhà trường.

- Có ý thức giữ gìn, yêu quý và tham gia chăm sóc, làm đẹp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

- Tích cực tham gia diệt trừ các loại côn trùng, động vật có hại đến sức khoẻ con người, môi trường và mùa màng.

- Tuyên truyền các nội dung bảo vệ môi trường tới các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

4. Đọc sách mỗi ngày

- Mỗi ngày dành ít nhất 60 phút để đọc sách.

- Rèn luyện phương pháp đọc sách hiệu quả.

- Góp sách chung tay xây dựng không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội.

 - Tham gia các hoạt động đọc sách và làm các sản phẩm sáng tạo (viết cảm nhận, sáng tác thơ, văn, bài hát, rap…) để lan tỏa thông điệp của cuốn sách mà em yêu thích đến  mọi người thông qua phong trào “Một cuốn sách tốt thắp sáng vạn ước mơ”, "Mỗi  tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng".

- Đọc và tìm hiểu về Luật Trẻ em năm 2016 và Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em qua các sản phẩm, chương trình truyền thông của tổ chức Đoàn, Đội.

 - Hiểu và chia sẻ với bạn bè về các nhóm quyền và bổn phận của trẻ em.

 - Hiểu rõ và thực hiện các quy tắc an toàn trên không gian mạng; Không truy cập, tham gia các trang web độc hại. 

 - Không lạm dụng chơi game, biết cách sử dụng thiết bị điện an toàn khi đọc sách, thực hành trên thiết bị điện tử.

5. Chia sẻ yêu thương

- Tiết kiệm "Nuôi heo đất" hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Có việc làm thiết thực giúp đỡ bạn cùng học tập tiến bộ: Đôi bạn cùng tiến, giúp bạn học 30 phút mỗi ngày…

- Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các bạn thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Biết chia sẻ yêu thương, vì lợi ích và niềm vui của người khác.

- Sẵn sàng giúp đỡ người già, bạn bè và em nhỏ.

- Nhặt được của rơi trả lại người mất.

- Tích cực tham gia hành trình “Đến với các địa chỉ đỏ”, hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” và công tác “Trần Quốc Toản”.

 - Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng.

6. Rèn luyện kỹ năng

- Vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô.

- Biết giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự (gương mẫu, đoàn kết, thân thiện với bạn bè; kính trọng, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi); Có hành động đẹp trong giao tiếp ứng xử ở gia đình, nhà trường; giữ gìn văn minh nơi công cộng.

- Không nói tục, không nói trống không, biết phê phán những hành vi giao tiếp ứng xử chưa văn minh, lịch sự.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nền nếp học đường.

- Thực hiện hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm ở trường và ở nhà.

- Thực hành thành thạo một kỹ năng an toàn. 

- Rèn luyện những thói quen có ích: Tự vệ sinh cá nhân, ăn uống và mặc quần áo; tự gấp, sắp xếp tủ quần áo, giày dép, bàn học... gọn gàng, ngăn nắp.  

- Có sổ kế hoạch cá nhân, biết tự theo dõi, ghi kết quả tiến bộ hàng ngày.

- Phát hiện, báo cáo các hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em mắc tệ nạn xã hội.

- Biết nhận diện và từ chối hành vi rủ rê sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia, ma túy…).

- Tự giác giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường vào giờ tan học; tuyên truyền các nội dung an toàn giao thông tới gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về Luật Giao thông đường bộ.

Trên đây là nội dung phát động thi đua hưởng ửng 7 tuần lễ thi đua chào mừng kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

II. Phần hội

A. Đồng diễn dân vũ

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo: Sau đây xin mời quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo đến với phần hội của Ngày hội thiếu nhi vui khỏe hôm nay. Mở đầu các hoạt động của phần hội xin mời quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo đến với phần Đồng diễn sân trường trên nền nhạc bài hát “Tự hào Thiếu nhi Việt Nam và Kun học tốt”.

(Mở nhạc cho HS dàn hàng)

B. Các trò chơi

1. Trò chơi: Khối 1- 5: Giọt nước trường xa

* Cách chơi: Khi có lệnh, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3.... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.

So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó sẽ thắng.

Dụng cụ chơi:

Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.

Thìa múc nước

Chậu đựng nước.

* Luật chơi:

Phải đưa thìa ở vạch xuất phát

Dùng chai và thìa giống nhau

Không bóp méo thìa

Chỉ dùng một tay đổ vào chai.

2. Trò chơi: Kẹp bóng bay bằng chân (Khối 1-5)

- Cách chơi: 2 thành viên trong 1 đội sẽ phải dùng đầu để kẹp chặt quả bóng ở chán và nhanh chóng di chuyển đến đích và vòng qua cái chai về vị trí ban đấu, đưa bóng cặp đôi thứ 2, cặp đôi thứ 2 thực hiện tương tự như cặp đôi số 1 và lần lượt cho đến cặp đôi cuối cùng trong đội thì đội đó sẽ thắng .

Thể lệ: Phải kẹp bóng bằng chán, vượt qua đích, bóng rơi ở đâu thì cho phép cầm bóng lên và kẹp lại rồi di chuyển tiếp

3. Trò chơi: Nhảy bao bố (khối 3-5)

Cách chơi

Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy.
Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.

Phạm quy:  Khi ng trước chưa về tới đích mà ng sau đã thực hiện; Chưa đến đích đã nhảy quy về.

4. Trò chơi bịt mắt đánh trống

-   Mục đích: được tổ chức góp vui cho ngày lễ, ngày Tết, giúp các em định hướng, ước lượng, phán đoán trong trò chơi.

-   Chuẩn bị: Sân đất, sân trường đều có thể chơi, chuẩn bị một trống “Cái” (loại to), 1 dùi trống (hoặc nhiều trống hơn nếu thi giữ các đội).

-   Cách chơi: Trống được dựng đứng, hoặc đặt nằm ngang, người chơi/đội chơi xếp hàng, bịt mắt (bằng vải), tay cầm dùi trống. Khi hiệu lệnh, người chơi tiến về phía trống phán đoán của mình và đánh trống. Ai gõ đúng mặt trống thì thắng. Nếu chơi theo đội, người vừa đánh trống (dù trúng hay trượt) quay về để người khác trong đội tiếp tục chơi.

- Tổ chức chơi

+ Hướng dẫn cách chơi, luật (lưu ý trường hợp không hợp lệ: đi sai hướng có trống, đập không trúng, đi chưa tới hoặc đi qua mục tiêu, một số em vừa đi vừa khua dùi trống để tìm mục tiêu trường hợp này không hợp lệ)

* Lưu ý: Giáo viên chủ nhiệm nên chọn và tạo điều kiện đảm bảo các em trong lớp ít nhất được tham gia một trò chơi.

- Trò chơi có thể thay đổi do điều kiện thời tiết và thời gian.

5. Trò chơi Kéo co

*Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co

- Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.

- Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội.

* Luật chơi trò chơi kéo co

- Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình.

- Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

* Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co

- Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

* Lưu ý: Giáo viên chủ nhiệm nên chọn và tạo điều kiện đảm bảo các em trong lớp ít nhất được tham gia một trò chơi.

- Trò chơi có thể thay đổi do điều kiện thời tiết và thời gian.

III. Bế mạc

Kính thưa quý vị đại biểu!

Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em thân mến!

Chương trình “Ngày hội Thiếu nhi khỏe” năm học 2023 - 2024 của Liên đội Trường TH Quảng Đại có thể nói đế giờ phút này đã thành công tốt đẹp. Một lần nữa xin kính chúc quý thầy cô giáo, mạnh khỏe công tác tốt, chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi.

Xin chào và hẹn gặp lại tại “Ngày hội Thiếu nhi khỏe”  năm học 2024 – 2025.

 

 

 

Nơi nhận:

- HĐĐ TP Sầm Sơn;

- HĐĐ xã;

- BGH;

- Các Lớp;

- Lưu hồ sơ Đội.

 

 

 

TPT ĐỘI

 

 

 

 

Lê Thị Thuỷ

  



z5273813214191_9f755f6127885ba594cecfa6a3385c44.jpg

z5273813203312_f7f17822434dd0b53d90b8e9359d8126.jpg

z5273813205154_4faca1bb388cd38531104769a545f2fe.jpg

z5273813223664_0d6ba25d0038ac359068f63b96722fae.jpg

z5273813189945_bf27a69fac5a47b119c7b7a45abf6920.jpg

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
12352